Côn trùng thuộc nhóm động vật có số lượng đa dạng nhất hành tinh. Trên thế giới có khoảng 6 – 10 triệu loài còn đang sinh tồn, số lượng này nhiều hơn với số lượng tất cả các loài động vật khác cộng lại. Trong đời sống hằng ngày, thật không khó để bạn nhìn thấy các loài côn trùng xung quanh ta, tuy nhiên để hiểu về chúng và hình thái phát triển của chúng thì không phải ai cũng biết.
Côn trùng là gì?
Côn trùng (tiếng Anh là Insecta) là loài động vật có thân mềm thuộc ngành không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin và kích thước khá nhỏ. Các loài này có đời sống khá phức tạp và được phân bổ ở nhiều môi trường sống khác nhau: Sa mạc, rừng, đồng cỏ, nước ngọt, ao hồ, suối, đất ngập nước hay thậm chí là biển.
Côn trùng có lợi thế về hệ thống giác quan cực nhanh nhạy, chính xác giúp chúng có thể di chuyển tốt và lẫn trốn kẻ thù. Ngoài ra, chúng còn là loài mắn đẻ, mỗi lần con cái sinh sản chúng có thể sinh ra từ vài chục đến vài trăm trứng. Đó cũng chính là lý do loài này không ngừng tồn tại, tiến hóa, phát triển trong hàng triệu năm.
Đa phần các loài côn trùng được tìm thấy trên trái đất đều có hại cho con người. Chúng ký sinh, truyền bệnh, gây hại phá hoại tài sản,… Chính vì thế mà ngày nay, con người luôn tìm cách để tiêu diệt chúng, hạn chế những thiệt hại do chúng gây ra. Tuy nhiên với số lượng loài đa dạng nhất hành tinh, có khoảng 0,1% các loài côn trùng mang đến lợi ích cho con người.
Cấu tạo của côn trùng
Kích thước côn trùng khoảng từ 1mm – 180mm. Và xét về cấu tạo cơ thể của chúng được phân chia thành 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
Đầu
Phần đầu nằm ở phía trước cơ thể, trên đầu có một cặp râu, miệng, một cặp mắt kép và một cặp mắt đơn. Mỗi bộ phận ở đầu đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau.
- Phần râu: phân chia thành nhiều đoạn rõ ràng, có nhiệm vụ xác định âm thanh, rung động và các yếu tố khác nhau của môi trường.
- Miệng: Phần miệng phức tạp phân hóa theo từng chế độ ăn uống riêng của từng loài.
- Mắt kép: Được cấu tạo như hàng triệu thấu kính nhỏ, giúp loài này có thể quan sát với tầm nhìn 360 độ.
- Mắt đơn: Có chức năng phân biệt sáng tối.
Ngực
Phần ngực của côn trùng nằm ở phần giữa cơ thể của chúng. Ngực có 3 cặp chân và 2 – 4 cánh và các cơ quan điều khiển sự hoạt động.
- Chân được chia thành 5 phần, mỗi loài côn trùng khác nhau sẽ có cấu tạo chân khác nhau. Ví dụ chân của châu chấu có cấu tạo hỗ trợ cho sự bậc nhảy, chân của ong mật có gắn “chiếc giỏ” đặc biệt để giữ phấn hoa.
- Phần cánh còn là một bộ phận giúp chúng di chuyển xa hơn một cách dễ dàng, đồng thời còn tránh được những nguy hiểm xung quanh. Cánh còn là điểm nhận dạng của các loài với nhau, bởi mỗi loài sẽ có những màu sắc và kiểu dáng cánh khác nhau.
Bụng
Bụng nằm ở phần cuối của cơ thể, là nơi chứa các cơ quan nội tạng trong đó cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Mặc dù khá nhỏ bé tuy nhiên loài côn trùng có một hệ tiêu hóa hoàn chỉnh.
Bụng còn là nơi dự trữ nước của loài sinh vật này, giúp chúng có thể sinh tồn ở những điều kiện môi trường khô, nóng khắc nghiệt.
Phân loại các loài côn trùng theo hình thức phát triển
Hầu hết các loài côn trùng đều bắt đầu từ trứng, sau đó rời khỏi trứng và lớn lên, biến đổi hình thái cho đến khi trưởng thành. Côn trùng trưởng thành mới có thể thực hiện được nhiệm vụ sinh sản. Tùy thuộc vào mỗi loài mà sẽ có kiểu phát triển biến thái khác nhau, thời gian hoàn thành các giai đoạn cũng khác nhau.
Và sự biến thái của côn trùng được phân chia thành 2 kiểu khác nhau:
- Biến thái hoàn toàn.
- Biến thái không hoàn toàn.
Kiểu biến thái hoàn toàn (Holometabolous)
Có khoảng 88% côn trùng trên thế giới trải qua kiểu biến thái hoàn toàn. Theo đó, biến thái hoàn toàn sẽ trải qua 4 giai đoạn trong vòng đời: Trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành.
Ở kiểu biến thái hoàn toàn, các loài ấu trùng có đặc điểm khác hoàn toàn với con trưởng thành. Ấu trùng chui ra từ trứng, sau đó chúng thường lột xác và phát triển nhiều lần trước khi được tiến hóa thành nhộng.
Ở giai đoạn nhộng, chúng dành tất cả thời gian để nghỉ ngơi. Nhộng chờ đến khi các mô ấu trùng và các cơ quan phân hủy hoàn toàn, đồng thời tổ chức lại thành con trưởng thành hoàn tất, nhộng sẽ lột xác lần cuối cùng và sẽ phát triển thành con trưởng thành với đầy đủ chức năng.
Đến giai đoạn trưởng thành, các loài côn trùng có thể hoạt động mạnh mẽ để kiếm ăn. Đồng thời còn có thể giao phối để sinh sản và duy trì nòi giống.
Trên thực tế, côn trùng biến thái hoàn toàn mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài. Các giai đoạn phát triển của loài biến thái hoàn toàn nhằm để phù hợp với điều kiện và môi trường sống khác nhau.
Có đến 88% các loài côn trùng trên thế giới trải qua kiểu biến thái hoàn toàn. Có thể điểm qua một số loài mà bạn thường gặp như: Bướm, ruồi, kiến, muỗi, ong, bọ cánh cứng…
Kiểu biến thái không hoàn toàn (Hemometabolous)
Các loài côn trùng biến thái không hoàn toàn trải qua ba giai đoạn phát triển bao gồm: Trứng, ấu trùng và con trưởng thành. Kiểu biến thái không hoàn toàn còn được gọi là biến thái không đầy đủ.
Theo đó, từ trứng sẽ phát triển để trở thành ấu trùng tách ra khỏi trứng. Ở biến thái không hoàn toàn thường ấu trùng sẽ trải qua nhiều lần lột xác để có kích thước lớn hơn và trở thành con trưởng thành (Riêng đối với những loài có cánh, ấu trùng sẽ phát triển mọc cánh thông qua những lần lột xác).
Thông thường, ấu trùng sẽ sống ở môi trường, ăn nguồn thức ăn và có những hành vi tương tự như ở giai đoạn trưởng thành. Ấu trùng của kiểu biến thái không hoàn toàn có đặc điểm gần giống với con trưởng thành. Bạn có thể hiểu kiểu biến thái không đầy đủ là kiểu con non có tính chất hoạt động giống y như con trưởng thành, chỉ khác về kích thước và một số chức năng hoàn thiện bên trong cơ thể.
Đến khi có kích thước đủ lớn và chức năng trong cơ thể hoàn thiện thì chúng sẽ chính thức trở thành loài trưởng thành.
Với các loài côn trùng biến thái không hoàn toàn gần gũi với con người có những ví dụ như: Gián, mối, chuồn chuồn, châu chấu, bọ ngựa…
Ngoài ra, còn có một kiểu biến thái ít hoặc không có biến thái. Nhưng loại này không phổ biến thường chỉ có ở các loài côn trùng cổ. Kiểu không có biến thái (Ametabolous) được định nghĩa là những con non là một phiên bản “nhí” của con trưởng thành khi nó chui ra từ trứng. Những con non sẽ lớn lên theo thời gian cho đến khi đạt được điều kiện trưởng thành. Có thể lấy ví dụ là bọ bạc và bọ đuôi bật.
Côn trùng với số lượng loài đông đúc sinh sống ở khắp mọi nơi. Mặc dù là loài gây hại, tuy nhiên một ít trong số đó vẫn đang mang đến lợi ích thiết thực cho con người. Có nhu cầu tiêu diệt côn trùng, hãy tìm hiểu thật cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và đảm bảo không tiêu diệt những loài côn trùng có lợi nhé.