“SỰ THẬT KHÓ TIN” VỀ LOÀI MỐI

“SỰ THẬT KHÓ TIN” VỀ LOÀI MỐI
Có một điều bạn biết rất rõ về loài mối đó là: chúng ăn gỗ. Nhưng đó lại chưa phải tất cả, có những bí mật đáng sợ về loài côn trùng nhỏ bé này mà bạn không thể ngờ tới. Hãy cùng xem thế giới này còn những điều bí mật gì nữa các bạn nhé!!!
1. Tổ mối có thể chứa đến 3 triệu cá thể và cao đến 10m
– Mối giàu sắt, canxi, chất béo, axit amin và protein nên chúng trở thành thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là món ăn ưa thích đối với một số loài động vật thậm chí cả con người. Một số nơi ở khu vực Đông Nam Á sử dụng mối chúa ngâm rượu và cho rằng loại rượu này rất bổ dưỡng.
– Mối không bao giờ ngủ. Chúng dành 24h/ngày cho việc xây dựng thuộc địa và tìm kiếm thức ăn, chúng làm việc mỗi ngày cho đến khi chết.
– Đàn mối lớn nhất từng được ghi nhận chứa đến 3 triệu cá thể mối. Kiến vừa là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mối vừa là kẻ săn mồi. Đôi khi, hai đàn mối và kiến ở cạnh nhau sẽ xảy ra chiến tranh tranh giành lãnh thổ hoặc tiếp cận nguồn thức ăn. Những cuộc chiến này diễn ra có tổ chức bởi mối lính hoặc kiến lính tấn công vào thuộc địa đối thủ.
– Một số loài mối có tập tính xây tổ phía trên mặt đất, tạo ra các ụ đất cao. Ở khu vực nhiệt đới như một số vùng tại Châu Phi, những ụ đất này có thể có kích thước khổng lồ, chiều cao lên đến 10m.
2. Mối là loài có tổ chức xã hội cao
– Theo thống kê, mỗi năm thiệt hại do mối gây ra ước tính khoảng hơn 5 tỷ đô la Mỹ
– Giống như kiến, loài mối là loài có “tổ chức xã hội cao”. Điều này nghĩa là chúng cùng chung sống trong một thuộc địa mà ở đó được phân chia nhiệm vụ rõ ràng: Mối chúa sinh sản, mối lính bảo vệ tổ và chỉ có mối thợ đi kiếm ăn.
– Mối lính và mối chúa không tự kiếm ăn. Chúng dựa vào mối thợ cho ăn bằng cách trao đổi dịch tiết từ dạ dày sau khi tiêu hóa Xenlulozo do mối thợ tiết ra.
– Mối là loài ưa vệ sinh. Chúng thường chải lông cho nhau để ngăn ngừa bệnh tật
– Mối chúa quyết định sự phát triển của con non đóng vai trò nào trong tổ. Bằng cách cho con non ăn phân chứa đầy pheromone của nó, loại pheromone phân chia vai trò mà con non sẽ trở thành trong tương lai, là mối lính, mối thợ hay mối chúa kế nhiệm.
– Tuyến pheromone trên ngực cho phép loài mối tiết ra nhiều loại pheromone khác nhau đóng vai trò như ngôn ngữ giao tiếp, truyền đạt tín hiệu giữa các cá thể trong loài như: nguồn thức ăn ở đâu, cảnh báo nguy hiểm và hơn thế nữa.
3. Loài mối có giác quan nhạy bén
– Mối bị mù và không thể nhìn thấy. Chúng cảm nhận rung động thông qua cơ quan cảm giác nhạy bén nằm trên gốc râu và xương chày.
– Rung động cũng được mối sử dụng trong giao tiếp. Khi cảm nhận được sự đe dọa hay nguy hiểm, mối thợ sẽ gõ hoặc đập đầu vào tường đường hầm, phát tín hiệu cảnh báo đến những con mối khác trong tổ.
– Một số loài mối đã tồn tại trên trái đất hơn 250 triệu năm
– Trên thế giới, có hơn 2700 loài mối khác nhau
– Mối là loài có dân số rất đông đảo. Theo ước tính, loài mối chiếm 10% tổng số sinh khối động vật, 95% tổng số sinh khối đất và các loài côn trùng ở khu vực nhiệt đới.
– Ở một số loài, mối chúa có khả năng sinh sản chóng mặt. chúng đẻ từ 15 đến 25 quả trứng mỗi phút và 40.000 quả mỗi năm.
– Nếu nói về các loài côn trùng thì mối chúa dẫn dầu về loài có tuổi thọ cao nhất từ 30 đến 50 năm, sinh sản mỗi năm và xây dựng nhiều thuộc địa.
– Loài mối thuộc họ Termitidae mỗi năm có thể sản xuất 10 triệu quả trứng.
– Người ta ước tính rằng, nếu đặt tất cả các con mối trên trái đất lên bàn cân ta có tổng trọng lượng khoảng 445 triệu tấn trong khi đó ước tính tương tự ở con người là chỉ có 350 triệu tấn.
Thật bất ngờ phải không các bạn?