Top 3 hoạt chất trị đạo ôn trên lúa phổ biến nhất hiện nay

Lúa là cây trồng chính và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, khi lúa được thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại xuất hiện.

Bệnh đạo ôn là một trong những dịch hại nguy hiểm làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa.

Trước đây, bệnh đạo ôn chỉ xuất hiện trong vụ lúa Đông Xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đạo ôn đã gây hại hầu hết các vụ lúa trong năm của những tỉnh phía Nam. Bệnh đạo ôn đã làm tăng chi phí sản xuất và gây khó khăn cho nghề trồng lúa ở Việt Nam.

Triệu chứng và tác nhân gây hại:

Bệnh do nấm với tên khoa học: Pyricularia oryzae gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa. Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, nhưng ở giữa vết bệnh, phần tế bào lá đã bị hoại tử và khô xám, sau đó vết bệnh lớn dần và có hình thoi, đây là vết bệnh đặc trưng của đạo ôn. Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn lá bị “cháy”. Nguy hiểm nhất là khi nấm tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục…

Điều kiện phát sinh phát triển:

Trong điều kiện sản xuất tại Việt Nam, nguồn bệnh luôn có sẵn trên đồng, nếu trời nhiều mây, âm u, ít nắng, thời tiết mát, ẩm độ cao, kết hợp đêm có sương mù nhiều thì bệnh phát triển mạnh. Bệnh cũng thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân thừa đạm…

Hôm nay, BIG FARM xin chia sẻ đến quý khách hàng 3 hoạt chất trị đạo ôn trên lúa phổ biến nhất hiện nay.

  1. Hoạt chất Tricyclazole

– Tác dụng: Nội hấp (lưu dẫn)

– Nhóm: Benzothiazole

– Cách thức hoạt động: hoạt động bằng cách ức chế Melanin. Đây là thành phần cần thiết cho sự cứng lại của lớp đệm, khiến cho nấm hại không đủ cứng để xâm nhập vào cây trồng và ức chế sự hình thành sắc tố trong nấm. Hoạt chất này được cây trồng hấp thụ nhanh chóng và dịch chuyển về phía ngọn lá, nên nó vừa trị được nấm vừa ngăn ngừa được nấm hại xâm nhập vào cây. Tricyclazole được sử dụng trên toàn thế giới để kiểm soát bệnh đạo ôn. Có thể nói đây là hoạt chất có khả năng phòng trị bệnh đạo ôn tốt nhất hiện nay. Hoạt chất này rất ổn định, không dễ bị phân hủy dưới ánh sáng và mưa. Mưa thực sự có thể làm tăng tốc độ hấp thụ Tricyclazole (mùa mưa ưu tiên sử dụng hoạt chất này).

Hoạt chất này có khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn trên 2 tuần nếu nguyên liệu, độ tinh khiết hoạt chất cao.

Ngoài kiểm soát bệnh đạo ôn trên lúa, hoạt chất Tricyclazole còn giúp giảm hạt lép và hạt gãy ở lúa, giúp tăng năng suất và chất lượng của cây lúa.

Đối với những chế phẩm chứa 75% hoạt chất nên dùng liều lượng 0,3 – 0,5 kg/ha. Chế phẩm chứa 20% hoạt chất dùng liều lượng 1,0 – 1,5 kg/ha.

– Thời gian cách ly của hoạt chất này là 14 ngày.

  1. Hoạt chất Fenoxanil

– Tác dụng: Nội hấp mạnh (lưu dẫn)

– Nhóm: Phenoxamide

– Cách thức hoạt động: kìm hãm các men khử nước từ scytalon đến trihydroxynaphthalen và từ vermelon đến dihydroxy-naphthalen của bệnh đạo ôn. Ngoài ra Fenoxanil còn có khả năng kìm hãm sinh tổng hợp melanin của bệnh đạo ôn.

Hoạt chất này có khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn trên 2 tuần nếu nguyên liệu, độ tinh khiết hoạt chất cao.

Đối với những chế phẩm chứa trên 20% hoạt chất nên dùng liều lượng 0,5 – 0,6 lít/ha.

Chế phẩm chứa dưới 20% hoạt chất dùng phối hợp với hoạt chất isoprothiolane hoặc tricyclazole.

– Thời gian cách ly của hoạt chất này là 7 ngày.

  1. Hoạt chất Isoprothiolane

– Tác dụng: Nội hấp mạnh

– Nhóm: Lân hữu cơ bào chế từ lưu huỳnh.

– Cách thức hoạt động: Kìm hãm sự xâm nhập và tăng trưởng của sợi nấm bằng cách kìm hãm sự tạo thành giác bám hay tiết men cellulose (ngăn ngừa tổng hợp chất béo và màng tế bào)

– Hoạt chất này có khả năng dập dịch đạo ôn rất nhanh nếu hoạt chất pha chế tinh khiết, như đã nói ở trên đc bào chế từ S nên khi hoạt chất không tinh khiết dẫn đến gây mùi hôi. Nên có tình trạng thuốc cty này hôi còn cty kia không hôi. Về cơ bản thuốc nào tinh khiết hơn thì không gây mùi hôi và tốt hơn.

Đối với những chế phẩm chứa trên 40% hoạt chất nên dùng liều lượng 0,8 – 1 lít/ha.

– Thời gian cách ly của hoạt chất này là trên 14 ngày.

Ngoài ra còn 1 số hoạt chất khác trị đạo ôn như : Kasumycin, azoxytrobin, prochloraz…. Nhưng nhóm này muốn hiệu quả cao thì hàm lượng phải đậm đặc, dẫn đến giá thành cao. Hàm lượng thấp chỉ có tác dụng ngừa và hỗ trợ phòng trừ nên bài viết này tôi xin không nói tới. Nó sẽ được nói tới ở phần công dụng chính và tác động mạnh nhất mà hoạt chất này mang đến.

  1. Về giá thành tính trên ha (hecta) sử dụng. 

– 1 lít hoạt chất isoprothiolane nhập Trung Quốc giá thị trường bán ra khoảng 100 đến 150.000đ tuỳ công ty; Nhập Hàn Quốc và Nhật Bản 170 – 190.000đ

– 300gr – 500gr hoạt chất Tricyclazone nhập Trung Quốc giá thị trường bán ra khoảng 120 đến 180.000đ tuỳ công ty; Nhập Mỹ và Nhật 220 – 280.000đ

– 500ml hoạt chất Fenoxanil nhập Trung Quốc giá thị trường bán ra khoảng 200 đến 220.000đ tuỳ công ty; Nhập Nhật Bản 220 – 250.000đ

Như vậy nếu so về mặt chi phí thì Isoprothiolane tối ưu nhất đến Tricyclazole đến Fenoxanil. Fenoxanil khó bào chế và tính ổn định hoạt chất thấp nên giá thành cao và ít công ty nhập.

  1. Tổng kết lại

– Nếu bạn làm lúa gạo xuất đi Châu Âu đòi hỏi chặt chẽ về dư lượng BVTV thì nên lựa chọn Fenoxanil vì 2 hoạt chất còn lại cấm nhập khẩu vào Châu Âu

– Nếu không quan trọng tồn dư mà tính chi phí thì nên luôn phiên Isoprothiolane giai đoạn lúa nhỏ, Tricyclazole giai đoạn cổ bông để tránh kháng. Không nên lạm dụng 1 hoạt chất nào từ đầu đến lúc thu hoạch.

– Về hiệu lực phòng trừ nếu luôn phiên nhau thì hoạt chất nào cũng trị đạo ôn tốt gần như tương đương nhau. Tuy nhiên với dòng Isoprothiolane hay sử dụng dung môi là EC (nhũ dầu) nên tránh xịt giai đoạn lúa trỗ dễ gây nóng lúa, còn lại 2 hoạt chất kia luân phiên nhau trong giai đoạn lúa trỗ.